Tiểu thương vững bước số hóa cùng giải pháp ngân hàng

21/07/2025 20:30

Trong bối cảnh Nghị định 70/2025/NĐ-CP đặt ra yêu cầu cấp thiết về chuyển đổi số và minh bạch tài chính, tiểu thương giờ đây không thể dựa vào kinh nghiệm "buôn bán truyền thống".

Làm sao để vừa duy trì doanh thu ổn định đảm bảo nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, vừa tối ưu lợi nhuận và quản lý tài chính chặt chẽ. Câu trả lời không nằm ở việc làm nhiều hơn, mà là chọn đúng giải pháp tài chính hiệu quả từ ngân hàng.

Từ "đếm tay" đến "chạm tay"

6h sáng như thường lệ, quán bún thang gia truyền của nhà cô Thúy tại ngõ 74 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội bắt đầu đón những vị khách đầu tiên. Kinh doanh hàng sáng đến nay đã hơn 20 năm nhưng điều đặc biệt ở quán ăn truyền thống này không chỉ nằm ở hương vị đậm đà, mà còn ở cách vận hành mới, hiện đại, gọn gàng đến bất ngờ.

Cô Thúy chia sẻ, trước đây mỗi sáng cao điểm, cô luôn phải ghi chép vào sổ vừa thủ công, vừa dễ sai sót. Có hôm nhầm lẫn doanh thu, thất thoát tiền nhưng không rõ lý do. Từ khi được Ngân hàng hỗ trợ chuyển đổi sang giao dịch trực tuyến qua tài khoản chính danh, mã QR kết hợp với loa thông báo biến động số dư, giao dịch nào cũng được ghi nhận tức thì, hiển thị ngay trên ứng dụng điện thoại. Doanh thu cuối ngày có thể tổng hợp tự động, không còn lệ thuộc vào ghi chép tay hay trí nhớ.

Không chỉ vậy, chuyển sang hình thức thanh toán trực tuyến, cô còn có thể dễ dàng đối soát và xuất hóa đơn điện tử ngay trong ngày, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về minh bạch tài chính và hóa đơn theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.

"Giờ thì nhàn lắm! Khách chỉ cần quét mã là xong, tôi không còn phải lo hỏi 'chuyển khoản chưa em?' hay dò lại sổ ghi tay. Cuối ngày, chỉ cần mở điện thoại là biết ngay tiền ra vào.. Từ khi chuyển sang hình thức này, tôi thấy yên tâm hơn vì cách làm đã phù hợp với quy định mới, lại dễ dàng tổng hợp để kê khai khi cần", cô Thúy nói.

Trong khi đó, sự thay đổi của anh Trọng Tuấn (45 tuổi), chủ một cơ sở sửa chữa bảo dưỡng điện lạnh tại TP. Hồ Chí Minh lại đến từ yêu cầu tuân thủ quy định của đối tác. Hoạt động gần 10 năm, anh vốn quen kiểu "giao dịch liền tay", hiếm khi ghi chép hay xuất hóa đơn. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 70 có hiệu lực, một số khách hàng doanh nghiệp, trường học bắt đầu yêu cầu anh xuất hóa đơn điện tử và thanh toán qua tài khoản để tiện quyết toán. Không đáp ứng kịp, anh mất cả mối quen lẫn hợp đồng lớn.

Từ đó, anh quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động, mở tài khoản hộ kinh doanh gắn với mã QR riêng cho cơ sở, đồng thời tích hợp loa thanh toán, hệ thống quản lý giao dịch xuất hóa đơn điện tử theo từng hợp đồng sửa chữa. Mỗi khoản thu đều đi qua tài khoản, đối chiếu được, có hóa đơn tức thì, giúp anh vừa giữ được khách hàng tổ chức, vừa chủ động kê khai thu nhập theo quy định mới.

"Hồi trước tui ngán thủ tục lắm, cứ tưởng làm rườm rà chứ. Mà giờ có ngân hàng hỗ trợ hết trơn, thấy nhẹ người hẳn. Khách quét mã cái là có hoá đơn gửi về mail liền, khỏi ghi tay, khỏi nhức đầu giải trình từng đồng. Làm đàng hoàng, đúng chuẩn, giờ mới dám tính tới chuyện mở rộng làm ăn cho bự hơn," anh Tuấn nói.

Hệ sinh thái toàn diện, sẵn sàng nâng bước tiểu thương

Rõ ràng, sự "lên đời" của quán bún nhỏ hay cửa hàng sửa chữa điện lạnh không chỉ giúp cô Thúy, anh Tuấn bớt vất vả, mà còn cho thấy: Số hóa và minh bạch tài chính giờ là yêu cầu cấp thiết, không còn là lựa chọn.

Trong quá trình ấy, SHB không chỉ cung cấp giải pháp thanh toán, mà là đối tác đồng hành giúp hộ kinh doanh đáp ứng đúng quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP từ tài khoản chính danh, tách bạch dòng tiền, đến đối soát thu chi. Với hệ sinh thái tài chính số của SHB được "may đo" riêng cho tiểu thương hứa hẹn không chỉ giúp vận hành dễ dàng hôm nay, mà còn tạo nền tảng để phát triển minh bạch, bền vững về sau.

Cụ thể, tiểu thương khi mở tài khoản tại SHB sẽ được tặng số tài khoản đẹp, số VIP trị giá tới 25 triệu đồng, dễ nhớ, dễ nhận diện và tăng độ uy tín khi giao dịch. Ngân hàng còn miễn phí phát hành thẻ ghi nợ quốc tế online, đồng thời hoàn tiền tới 3,6 triệu đồng/năm cho các chi tiêu bằng thẻ, vô cùng hữu ích với hộ kinh doanh có nhu cầu quảng cáo, nhập hàng hoặc thanh toán trực tuyến.

Tiểu thương vững bước số hóa cùng giải pháp ngân hàng- Ảnh 1.

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn cho tiểu thương "cất cánh"

Ngoài ra, 1.000 khách hàng mới, lần đầu mở tài khoản thanh toán và đăng ký gói Loa thanh toán SHB sẽ được tặng ngay 68.000 đồng tiền mặt như lời chúc 'lộc phát' cho hành trình chuyển đổi số. Tiểu thương đăng ký gói dịch vụ từ 3 - 12 tháng còn được tặng thêm từ 1 đến 4 tháng sử dụng, tiết kiệm chi phí đáng kể. Đặc biệt, 500 khách hàng đầu tiên duy trì số dư theo quy định sẽ được tặng trọn bộ gói trải nghiệm 12 tháng, bao gồm cả thiết bị loa, SIM và data miễn phí.

Về chi tiêu, khách hàng có thể chọn thẻ tín dụng quốc tế với nhiều ưu đãi: Hoàn tiền tới 10%, miễn phí phát hành và phí thường niên năm đầu (Mastercard Cashback); rút tiền tới 75% hạn mức, miễn phí thường niên trọn đời, trả góp 0% trong 3 tháng đầu (Mastercard Truly Free). Đặc biệt, khách hàng mở thẻ SHB Mastercar Cashback và chi tiêu đủ điều kiện được tặng ngay Evoucher Urbox trị giá 500.000 đồng. Ngoài ra, tiểu thương còn được giảm giá tới 30% tại hơn 200 thương hiệu lớn trong lĩnh vực ăn uống, mua sắm, du lịch, giáo dục và nhiều ưu đãi với Shopee, Grab, Xanh SM…

Tiểu thương vững bước số hóa cùng giải pháp ngân hàng- Ảnh 2.

Tài chính thông minh cho tiểu thương 4.0

SHB cũng thiết kế riêng gói vay kinh doanh linh hoạt hỗ trợ dòng vốn tức thời cho khách hàng khi cần mua hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu… mà không cần thế chấp tài sản. Khách hàng sẽ được tài trợ hạn mức đến 85% nhu cầu vốn được tính trên doanh thu loa thanh toán, tối đa 300 triệu đồng, lãi suất chỉ từ 0,05%/ngày và đặc biệt không tính lãi nếu tất toán trong ngày.

Cuối cùng, không chỉ hỗ trợ giao dịch và vay vốn, SHB còn khuyến khích tiểu thương tích lũy hiệu quả với gói tiết kiệm online, lãi suất ưu đãi hơn tới 0,9%/năm so với gửi tại quầy, giúp tối ưu dòng tiền rảnh rỗi một cách an toàn, linh hoạt.

Theo SHB, đến nay gần 98% giao dịch của khách hàng cá nhân hoàn toàn qua các kênh trực tuyến. Số loa thanh toán đã được phát hành tới khách hàng đạt gần 2.000 chiếc, phủ rộng khắp các lĩnh vực từ kinh doanh ăn uống, lữ hành, hàng tiêu dùng... Số lượng giao dịch gần 610.000 giao dịch , ước tính doanh số xấp xỉ 270 tỷ VNĐ.

Đại diện SHB chia sẻ, phía sau mỗi sạp hàng nhỏ là một giấc mơ lớn của người kinh doanh. Vì vậy những giải pháp của SHB không chỉ đơn thuần là dịch vụ tài chính mà là người bạn đồng hành thực sự cùng tiểu thương trưởng thành từng bước, từ giao dịch đầu tiên đến những kế hoạch dài hơi hơn, minh bạch hơn, đúng với yêu cầu của Nghị định 70, từ đó phát triển bền vững hơn để trở thành lực lượng nòng cốt của nền kinh tế như Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã nêu./.

Bạn đang đọc bài viết "Tiểu thương vững bước số hóa cùng giải pháp ngân hàng" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.